Sự sống

(1)

Bé Min hỏi Mạnh:

– Chú Mạnh ơi, cháu nghe nói thời thượng cổ có con quái vật tên là Thao Thiết, nó có thể ăn mọi thứ nó có thể ăn, có thật không?

Mạnh trả lời:

– Ừ, nó được sinh ra cùng với vũ trụ, vũ trụ này có từ bao giờ, không ai biết, chỉ biết thao thiết cũng sinh ra cùng với vũ trụ. Nó có thể ăn mọi thứ trong vũ trụ này, nó ăn được cả Trái Đất này đấy.

Bé Min lại hỏi:

– Thế giờ nó đi đâu rồi?

Mạnh đáp:

– Không thể biết được vì chúng ta chỉ là con người. Giống như con vi khuẩn chỉ sinh trưởng có vài giờ thì không thể biết sự sống của một ngày, con ruồi chỉ sống một tuần thì không thể biết cuộc sống của một tháng, cây lúa được trồng trong mùa xuân, mùa hè chết  thì không thể hiểu nổi một năm, đấy là những loài có cuộc sống ngắn. Con rùa thần ở Hồ Gươm với nó một trăm năm chỉ như mùa xuân mà thôi, hai trăm năm cũng chỉ là một mùa thu, cây dương Pando ở Mỹ nay đã 8 vạn tuổi, với nó thì ngàn năm cũng chỉ như mùa xuân mà thôi. Con người chúng ta quá lắm thì cũng chỉ trăm năm làm sao mà hiểu nổi con Thao Thiết cơ chứ, cuộc đời của nó thì dài vô cùng vô tận, ngủ một giấc có khi là tỷ năm ấy chứ.

Bé Min tíu tít nói:

– Khiếp, chúng nó sống làm gì mà ghê thế, Min ở nhà một mình độc ngày không có ai chơi là Min đã chán lắm rồi, sống trăm năm là quá đủ. Sống ngàn vạn năm như vậy làm gì không biết.

Dài và ngắn là khác nhau, lớn và nhỏ là khác nhau, căn bản là không thể so sánh với nhau được. 

Trong xã hội coi trọng tiền tài và danh tiếng này, có người đủ tài trí để lập doanh nghiệp, có người đủ phước được người người biết đến. Dù như thế nào thì họ cũng chỉ như bé Min kia thôi.

Ông Quân người lập ra học viện BKE  cười họ. Dù cả xã hội chê ông, ông cũng không buồn, cả xã hội khen ông, ông cũng không mừng. Người như ông thật hiếm có trên đời nhưng ông cũng chỉ dựa vào Pháp của vị Phật mà lấy 3 gốc hay 3 độc để giữ mình rồi răn đời dạy người mà thôi.

Có thấy ông Phật hằng ngày chỉ đi xin ăn nhưng vẫn an lạc, pháp của ông đã truyền hơn 2 ngàn năm mà có mấy ai để ý tên thật của ông là Gautama Siddhartha. Ông Lão Tử hay gọi là Ông Già, chẳng ai biết ông tên gì, người ta chỉ biết là một người đã viết ra bốn ngàn câu Đạo đức kinh và chúng vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Nên mới nói người có đức tuyệt cao thì quên mình, bậc thần nhân thì không lập công, bậc thánh nhân thì không lưu danh. 

(2)

Ông Lão Tử nói đến vô vi, ông Phật nói đến tâm không, hai chữ khác nhau, ý nghĩa cũng khác nhau nhưng đều diễn tả trạng thái tối thượng của niềm an lạc. Cuộc sống thì hữu vi, đầy rẫy tham, sân, si, mạn, nghi vậy thì làm sao mà theo đuổi cái vô vi hay đạt đến tính không của tâm hồn đây. Dù có đạt được rồi vậy thì sao mà giữ nó đây.

viVietnamese