Tôi vốn luôn tò mò với mọi thứ diễn ra bên trong cũng như bên ngoài bản thân mình, sự tò mò ấy đã dẫn tôi đến với môn tử vi. Quả thực đây là bộ môn khá hay vì nó có thể đưa ra một vài luận đoán và khái quát chung về cả đời người, những giá trị người ấy sẽ theo đuổi, những thứ đã đang và sẽ diễn ra trong tâm thức của họ. Tôi đã xem tử vi cho một cậu bạn thân có mệnh Thiên Tướng và cậu vẫn chia sẻ với tôi một câu mà đến giờ vẫn luôn ở trong tâm trí của mình:”Quả thực em có cảm giác cuộc đời em như 1 cuộc chiến vậy!”
Cuộc chiến ư, có vẻ cậu ấy đã đúng, vậy thì chúng ta sẽ chiến đấu với ai, ai đang là kẻ thù ở phía bên kia chiến tuyến mà ta cần tiêu diệt, làm tê liệt họ, khuất phục họ và khiến họ phải đầu hàng? Tôi đã thiền về nó và nhận được những trải nghiệm hết sức vi tế mà tôi sẽ dùng ngôn từ giới hạn của mình để diễn giải chúng. Tâm trí của chúng ta là 2 thái cực đối lập, nếu bạn quan sát khi một ý nghĩ khởi lên rằng ta muốn làm việc gì dường như ngay lập tức một ý nghĩ chống đối, phản biện lại việc ta muốn làm cũng khởi lên. Câu nói “để ngày mai, để ngày mốt, năm phút nữa hãy bắt đầu” dường như là hiện thân dễ thấy nhất của hiện tượng này. Trí năng vốn là như vậy, chúng cứ khơi gợi vấn đề rồi lại tìm cách giải quyết vấn đề ấy và trong cách giải quyết vấn đề lại nảy sinh một vấn đề mới hóc búa hơn nhiều. Và rồi bên trong con người chúng ta lại tự tạo ra 2 cực đối lập để tranh đấu lẫn nhau, cuộc chiến này dường như chẳng bao giờ ngã ngũ, nó bất tận tới khi ta chết.
Một đứa trẻ sẽ chẳng có cuộc chiến ấy, nó chỉ đơn giản chạy nhảy và làm những điều mà chúng thích, khám phá những thứ mà chúng tò mò nhưng khi chúng trở nên lớn dần thì lại khác. Khi đứa trẻ đã hiểu về nó, nó bắt đầu tìm hiểu những đứa trẻ khác, chúng chơi cùng nhau, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chúng vui vẻ nhưng khi chúng giận dữ thì sự chiếm đoạt bắt đầu và chúng bắt đầu tranh giành đồ chơi của nhau. Chúng cào, cấu, cắn những người dám lấy đồ của chúng để thể hiện sự giận dữ của mình. Một số đứa thì khóc lóc và tiếng khóc cũng đã giúp chúng lấy lại nó.
Tôi vốn luôn tò mò với mọi thứ diễn ra bên trong cũng như bên ngoài bản thân mình, sự tò mò ấy đã dẫn tôi đến với môn tử vi. Quả thực đây là bộ môn khá hay vì nó có thể đưa ra một vài luận đoán và khái quát chung về cả đời người, những giá trị người ấy sẽ theo đuổi, những thứ đã đang và sẽ diễn ra trong tâm thức của họ. Tôi đã xem tử vi cho một cậu bạn thân có mệnh Thiên Tướng và cậu vẫn chia sẻ với tôi một câu mà đến giờ vẫn luôn ở trong tâm trí của mình:”Quả thực em có cảm giác cuộc đời em như 1 cuộc chiến vậy!”
Cuộc chiến ư, có vẻ cậu ấy đã đúng, vậy thì chúng ta sẽ chiến đấu với ai, ai đang là kẻ thù ở phía bên kia chiến tuyến mà ta cần tiêu diệt, làm tê liệt họ, khuất phục họ và khiến họ phải đầu hàng? Tôi đã thiền về nó và nhận được những trải nghiệm hết sức vi tế mà tôi sẽ dùng ngôn từ giới hạn của mình để diễn giải chúng. Tâm trí của chúng ta là 2 thái cực đối lập, nếu bạn quan sát khi một ý nghĩ khởi lên rằng ta muốn làm việc gì dường như ngay lập tức một ý nghĩ chống đối, phản biện lại việc ta muốn làm cũng khởi lên. Câu nói “để ngày mai, để ngày mốt, năm phút nữa hãy bắt đầu” dường như là hiện thân dễ thấy nhất của hiện tượng này. Trí năng vốn là như vậy, chúng cứ khơi gợi vấn đề rồi lại tìm cách giải quyết vấn đề ấy và trong cách giải quyết vấn đề lại nảy sinh một vấn đề mới hóc búa hơn nhiều. Và rồi bên trong con người chúng ta lại tự tạo ra 2 cực đối lập để tranh đấu lẫn nhau, cuộc chiến này dường như chẳng bao giờ ngã ngũ, nó bất tận tới khi ta chết.
Một đứa trẻ sẽ chẳng có cuộc chiến ấy, nó chỉ đơn giản chạy nhảy và làm những điều mà chúng thích, khám phá những thứ mà chúng tò mò nhưng khi chúng trở nên lớn dần thì lại khác. Khi đứa trẻ đã hiểu về nó, nó bắt đầu tìm hiểu những đứa trẻ khác, chúng chơi cùng nhau, chia sẻ đồ chơi với nhau khi chúng vui vẻ nhưng khi chúng giận dữ thì sự chiếm đoạt bắt đầu và chúng bắt đầu tranh giành đồ chơi của nhau. Chúng cào, cấu, cắn những người dám lấy đồ của chúng để thể hiện sự giận dữ của mình. Một số đứa thì khóc lóc và tiếng khóc cũng đã giúp chúng lấy lại nó.
Bố nuôi tôi ông vừa trở về từ Úc để bán căn nhà của mình, vậy là sau cả một đời làm việc cật lực, dường như người chẳng còn sở hữu một tài sản gì, không có nhà mà cũng chẳng có xe, cũng chẳng có vợ. Hằng ngày người vẫn luôn vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc với những người con như tôi đến thăm người. Người đã đỡ đầu tôi trong những năm đầu tiên khi tôi vào đại học, với tôi người như một hiện thân của từ bi và lòng trắc ẩn. Thi thoảng tôi được đưa đi đến một số gia đình của sinh viên mà người sẽ giúp đỡ, người sẽ đến tận nhà quan tâm đến câu chuyện và hoàn cảnh của họ. Thường thì chúng sẽ là đồ ăn, chi phí bệnh viện cho những căn bệnh hiểm nghèo, chi phí đi học cho một sinh viên mới nhập học. Người sẽ quan tâm đến những sinh viên ở trong hoàn cảnh khó khăn mà vẫn khát khao vươn lên hơn vì dường như họ sẽ động lực chính để phát triển và vực dậy cả một gia đình khi việc học đã kết thúc. Chẳng có cuộc tranh đấu nào khi tôi ở bên cạnh người.
Còn nhớ lần đầu tiên khi tôi đến Hà Nội gặp người để tìm sự giúp đỡ cho những năm đầu đại học, tôi đã nói rằng con có một ước mơ lớn về sự thành công và con còn thiếu những sự nguồn lực cần thiết để đạt được nó, con mong người sẽ giúp con trong những năm đầu đại học này. Người đã giúp tôi 1 chiếc laptop, 1 khóa học tiếng anh, 2 năm học phí và người đã lấy đi ước mơ to lớn ấy của tôi. Sự lấy đi này không phải sự lấy đi như mọi người vẫn nghĩ, nó chỉ đơn giản là khi tôi ở cạnh người nó biến mất. Ước mơ này chẳng qua chỉ là một từ đẹp đẽ hơn của tham vọng, mong muốn có được nhiều thứ của xã hội và nó chỉ là động lực để làm việc rồi vươn tới nó mà thôi. Phải nó chỉ là động lực mà thôi, khi cậu bạn tôi nói đến cuộc chiến, nó cũng chỉ là động lực để cậu làm việc tiếp mà thôi, dùng từ cuộc chiến sẽ giúp cậu mạnh mẽ hơn. Bản chất 2 động lực này là một, sẽ có một cái đích và tâm trí sẽ bảo rằng chúng ta cần vươn tới nó, nhưng một phần tâm trí ngay lập tức sẽ sinh ra một cực đối lập để chống lại nó, có thể nó rất vi tế và khó phát hiện, nó sẽ bảo rằng chúng ta đừng làm nữa, chúng ta chờ 1 chút rồi làm, ngày mai làm… Tâm trí sẽ diễn ra như vậy. Và khi tôi nói bản thân đã mất ước mơ ở nơi người bố thứ 2 của mình, điều đó có nghĩa là cái tâm trí kia, cuộc tranh đấu bên trong nội tâm kia đã biến mất, nó không có nghĩa là tôi không làm việc. Sự làm việc của tôi vẫn diễn ra theo một cách khác, thành công không còn tồn tại nữa, tâm trí đã biến mất khi tôi làm việc và trái tim đã xuất hiện. Đối với trái tim, nó chẳng có khái niệm gì về sự thành công, về sự vượt trội hơn người khác và sự đảm bảo về 1 tương lai tốt đẹp. Trái tim sẽ rung động với từng công việc mà tôi đang làm và kết quả là thứ sẽ xảy đến, có thể kết quả đó không như mong đợi, có thể nó cũng vượt kỳ vọng và niềm hạnh phúc nhất không phải diễn ra khi kết quả đến, nó diễn ra ngay khi tôi đang làm rồi, kết quả đến tức là tôi đã kết thúc công việc đó. Trí năng thì khác, nó sẽ thật hạnh phúc khi bao công sức đã đổ vào và ngày hôm nay đã có một thành tựu kỳ vọng, nhưng kết quả xấu thì nó sẽ buồn và thấy thật ngu ngốc với đống công sức kia, rồi trí năng sẽ bắt tôi phải rút kinh nghiệm, nhận sai và thay đổi.